Bài đăng

Chăm sóc ông bà, cha mẹ trong dịp Tết

Hình ảnh
Thời tiết ngày Tết thường giá lạnh, nhiều khi còn gặp mưa phùn, gió bấc ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Lạnh rét người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh cảm lạnh, cúm, viêm mũi, họng, viêm phế quản,... Do lạnh, các bệnh mạn tính cũng nặng lên như thấp khớp, loét dạ dày, tăng huyết áp; người bệnh tim mạch dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngày Tết việc ăn uống, nghỉ ngơi thất thường cũng làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ảnh hưởng của sinh hoạt ngày Tết với sức khỏe Mỗi khi Tết đến xuân về mọi gia đình Việt Nam đều đoàn tụ để đón xuân, mừng tuổi cho ông bà cha mẹ, cầu mong ông bà, cha mẹ luôn khỏe mạnh, sống lâu làm chỗ dựa về tinh thần, tình cảm cho con cháu yên tâm làm ăn, công tác và học hành tiến bộ. Có thể nói các bậc cha mẹ là tâm điểm để con cháu quan tâm chăm sóc trong ngày Tết. Song muốn chăm sóc tốt cho các bậc cao niên chúng ta cũng cần phải có những hiểu biết khoa học để vừa bồi bổ vừa bảo vệ được sức khỏe của các cụ. Những bữa cỗ thịnh soạn, ăn quá no không có lợi cho sức khỏe người

Ngủ đúng cách ở trẻ em có thể ngăn ngừa ung thư sau này

Hình ảnh
Theo GS Bernard Fuemmeler, ĐH Virginia Commonwealth cho biết: “Béo phì ở trẻ thường dẫn tới béo phì sau này. Trẻ có nguy cơ cao hơn bị ung thư liên quan tới béo phì khi trưởng thành”. Nghiên cứu được tiến hành trên 120 trẻ ở độ tuổi trung bình là 8 tuổi. Để theo dõi chu kỳ ngủ - thức, trẻ đã đeo máy gia tốc liên tục trong 24 giờ mỗi ngày trong thời gian ít nhất 5 ngày. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng thời gian ngủ ngắn hơn có liên quan với điểm z chỉ số khối cơ thể cao hơn (chỉ số khối cơ thể được điều chỉnh theo độ tuổi và giới tính). Nhịp nghỉ ngơi-hoạt động gián đoạn hơn và tính đa dạng trong ngày- một phương pháp đo tần xuất và mức độ chuyển tiếp giữa giấc ngủ và hoạt động- tăng cũng được thấy là có liên quan với chu vi vòng bụng lớn hơn Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù thời gian ngủ là quan trọng, việc kiểm tra các chỉ dấu chất lượng giấc ngủ có thể giúp ích cho việc đưa ra các chiến lược ngăn ngừa béo phì ở trẻ. Fuemmeler cho biết: "Ngày nay, nhiều trẻ em khô

9 lời khuyên để giữ sức khỏe trong dịp Tết

Hình ảnh
Chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Dể giữ gìn sức khỏe của mình, bạn hãy tham khảo các lời khuyên sau đây. 1. Không uống quá nhiều rượu Thật khó có thể kiểm soát được mình trong những cuộc vui ngày Tết nhưng sức khỏe là vàng, bạn hãy hạn chế tửu lượng trong bữa nhậu vì những cuộc vui quá chén sẽ làm bạn mệt đến hôm sau. Tốt nhất chỉ nên uống chút sâm-panh hoặc rượu vang khai vị để kích thích tiêu hóa. Nên uống nhiều nước để tạo điều kiện cho quá trình lọc các chất cặn bã trong cơ thể. Bữa tối, không nên dùng rượu sâm-panh, hãy uống nước hoặc nước quả cho dễ ngủ. Thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại sức. Muốn uống rượu không bị say, hãy uống một thìa dầu ô-liu trước đó. Nó có tác dụng hạn chế quá trình ngấm rượu quá nhanh vào máu. Tuyệt đối không được uống rượu khi đói, vì khi đó rượu sẽ kích thích lớp màng dạ dày. Nên ăn lót dạ một chút trước khi uống, vì rượu sẽ dễ làm bụng bạn cồn cào. 2. Theo cách của n

Cúm mùa gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 bước phòng bệnh

Hình ảnh
Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong vòng 2 tuần qua, bệnh viện đã chẩn đoán, phát hiện gần 300 trẻ mắc cúm, 1/3 trong số đó phải nhập viện. Tình trạng này tại các bệnh viện khác của Hà Nội như BVĐK Xanh Pôn, ĐVĐK Đống Đa, BVĐK Hà Đông… cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc cúm A, cúm B. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ

Làm gì khi bị rụng tóc?

Hình ảnh
Lê Thị Thúy (Nghệ An) Mỗi ngày chúng ta rụng khoảng từ 50 tới 100 sợi tóc là chuyện bình thường. Nếu bị rụng tóc trên mức bình thường thì mới bị coi là có chứng bệnh rụng tóc. Sau khi tóc rụng, tóc mới sẽ mọc ra từ cùng một chân tóc đó và chu kỳ tăng trưởng sẽ bắt đầu trở lại. Một cơn sốt nóng cao độ, một cơn bệnh trầm trọng, bệnh về tuyến giáp trạng (thyroid diseases), trong người thiếu nhiều chất sắt, dùng một vài loại thuốc, mất quân bình về kích thích tố hoặc bị tinh thần căng thẳng tột độ… cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc nhất thời, tức là tóc chỉ rụng trong một thời gian ngắn, sau đó tóc sẽ mọc trở lại bình thường sau khi những nguyên nhân kể trên được chữa trị triệt để. Phụ nữ sau khi sinh do xáo trộn kích thích tố hoặc phụ nữ bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cũng hay bị chứng rụng tóc nhất thời. Để chống rụng tóc, chị cần có chế độ ăn uống đủ chất đạm, khoáng và vitamin, tránh căng thẳng, stress. Chị cũng có thể dùng thuốc chống rụng tóc để bổ sung các hoạt chất c

Một số bệnh thường gặp sau Tết

Hình ảnh
Trong các dịp lễ tết, các trường hợp cấp cứu và tử vong thường tăng đột biến do tai nạn giao thông, nhưng cũng không ngoại trừ các trường hợp do bệnh tật mãn tính cũng như cấp tính phát sinh do hành vi sinh hoạt, ăn uống bất thường thiếu kiểm soát. Sau tết thì thường các bệnh viện lại gia tăng bệnh nhân và dường như quá tải với các bệnh về đường ruột, tiêu hóa gan mật và đặc biệt là các biến chứng thường gặp của các bệnh mãn tính. Rối loạn tiêu hóa Việc ăn uống thất thường như: ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa, nhiều mỡ, nhiều đạm... uống nhiều rượu bia đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa; với các triệu chứng thông thường là tiêu chảy, táo bón, sình bụng và tình trạng chậm tiêu hóa; hấp thu thể hiện từ mức độ rối loạn về sự thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, đắng miệng, ăn không biết ngon; đến hội chứng kém hấp thu như: đi phân sống, trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ, chất thịt... Thông thường, sau Tết các triệu chứng về tiêu hóa mới bắt đầu xuất hiện, và

6 nguyên nhân gây thay đổi tầm nhìn không do lão hóa

Hình ảnh
Nhìn chằm chằm vào màn hình cả ngày Hầu hết chúng ta dành một con số khổng lồ, khoảng 400 phút một ngày để nhìn vào các thiết bị có màn hình như máy tính bàn, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng. Tất cả thời gian này đặt bạn vào nguy cơ "căng mắt kỹ thuật số" (DES), bao gồm các vấn đề: mệt mỏi cho mắt và nhìn mờ. Nguyên nhân do chúng ta hiếm khi chớp mắt thường xuyên, tỷ lệ nhấp nháy giảm gần 70% dẫn đến mắt bị khô và kích ứng. Bên cạnh đó, việc đọc trên một màn hình đòi hỏi đôi mắt làm việc nhiều hơn, bởi vì chữ số được hình thành từ các chấm nhỏ và không được sắc nét như in trên giấy. Tuy nhiên, các triệu chứng DES thường được giải quyết sau khi bạn tắt màn hình. Nhưng bạn có thể ngăn chặn hiện tượng mờ, mỏi mắt bằng cách làm theo các quy tắc 20:20:20: Mỗi 20 phút, nhắm mắt lại hoặc tìm một đồ vật gì đó cách 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây. Nếu bạn tiếp tục có vấn đề về thị lực, bạn nên lên lịch kiểm tra mắt để loại trừ viễn thị và loạn thị. Nếu bạn đã